Cột

  • lương cơ bản vùng

  • những điều bạn cần biết về lương cơ bản vùng

  • tìm hiểu về lương cơ bản vùng

July.07.19

Những điều cần biết về lương cơ bản vùng

Lời mở đầu 

Tiền lương luôn là một trong những chủ đề mà bất kỳ người lao động nào cũng quan tâm và muốn được hiểu rõ nhất thành quả lao động của mình. Trong một đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp sử dụng người lao động luôn có một chính sách trả lương khác nhau dựa theo quy định của pháp luật.

Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn thêm nhiều thông tin để bạn có thể hiểu rõ hơn về lương cơ bản vùng.

Những điều cần biết về lương cơ bản vùng

Lương cơ bản vùng là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường, đảm bảo đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn nhiệm vụ hoặc công việc đã thỏa thuận. 

Mức lương cơ bản vùng được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương đồng giữa mức lương cơ bản và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng của kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của các đơn vị.  (căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019).

Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng

  • Người lao động làm việc trong khuôn khổ chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Luật Lao động.
  • Doanh nghiệp thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động theo đạo Luật Doanh nghiệp.
  • Hợp tác xã, hiệp hội hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
  • Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và các cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đơn vị có quy định khác với quy định của Nghị định 90/2019/NĐ-CP).

Mức lương cơ bản tháng

Về mức lương cơ bản tháng, Nghị định quy định các mức lương tối thiểu tháng theo 4 vùng:

  • Vùng I tăng 260.000 đồng, từ 4.420.000đồng/tháng lên 4.680.000đồng/tháng.
  • Vùng II tăng 240.000 đồng, từ 3.920.000đồng/tháng lên 4.160.000đồng/tháng.
  • Vùng III tăng 210.000 đồng từ 3.430.000đồng/tháng lên 3.640.000đồng/tháng.
  • Vùng IV tăng 180.000 đồng từ 3.070.000đồng/tháng lên 3.250.000đồng/tháng.

Mức lương tối thiểu nêu trên tăng bình quân 6% (tương đương tăng từ 180.000đồng – 260.000đồng) so với mức lương tối thiểu hiện hành. 

Mức lương cơ bản giờ

Quy định các mức lương tối thiểu giờ theo 4 vùng

  • Vùng I: 22.500đồng/giờ
  • Vùng II: 20.000đồng/giờ
  • Vùng III: 17.500đồng/giờ
  • Vùng IV: 15.600đồng/giờ.

Việc  địa bàn vùng áp dụng căn cứ theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động.

Sự khác nhau giữa lương cơ sở và lương tối thiểu vùng

Mức lương cơ sở áp dụng đối với các đối tượng là công chức, viên chức, cán bộ nhà nước, người lao động và các đối tượng hưởng chế độ thuộc khu vực nhà nước.

Mức lương cơ bản vùng áp dụng cho các đối tượng là người lao động làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và người lao động làm việc trong các tổ chức  ngoài  nhà nước có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.

Lưu ý về chi trả lương cơ bản vùng: 

Nếu trong trường hợp người sử dụng lao động trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định thì có thể tùy mức độ vi phạm mà bị phạt tiền từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng.

Lời kết 

Nhà nước cũng có những quy định cụ thể về việc tính lương cơ bản cho người lao động, đồng thời có thể được áp dụng với những trường hợp khác nhau và theo các lĩnh vực làm việc khác nhau.  Nếu trả lương cơ bản theo những vùng khác nhau, thì có thể áp dụng mức lương cho 4 vùng khác nhau trên cả nước. Dựa vào mỗi vùng có một mức quy định và một cơ sở để áp dụng khác nhau.

 Nếu bạn là đối tượng thuộc một trong những vùng trên bạn lương cơ bản vùng để đáp ứng đúng theo tiêu chuẩn và quy định của nhà nước.

 

TẠI SAO LÀM VIỆC
TẠI NHẬT BẢN?

Nhật Bản đang mở rộng cánh cửa cho bạn.

Kể từ tháng 4 năm 2019, Nhật Bản đã đưa ra một loại thị thực lao động hoàn toàn mới có tên Visa kỹ năng đặc định (SSV, và được gọi là Tokutei Ginou). Điều này giúp làm việc tại Nhật Bản dễ tiếp cận hơn, dễ dàng hơn trong các lĩnh vực cụ thể và giờ đây có nhiều cơ hội hơn để làm việc và sinh sống cho những người sẵn sàng biến giấc mơ Nhật Bản của bạn thành hiện thực.